[Quy tắc đầu tư vàng] Benjamin Graham và bài học áp dụng từ người chồng giỏi để trở thành nhà đầu tư chiến thắng thị trường

Henry

Nhà đầu tư khi phân tích thị trường cũng giống người đàn ông cư xử với vợ của mình vậy. Biết thu nhận cái gì, bỏ qua cái gì là kỹ năng của người chồng giỏi cũng là kinh nghiệm của nhà đầu tư giỏi…

Benjamin Graham (8/5/1894 – 21/9/1976) là người Mỹ gốc Anh. Ông là nhà kinh tế học và nhà đầu tư chuyên nghiệp nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Ông sinh ra tại London, Vương quốc Anh, nhưng từ 1 tuổi đã theo gia đình di cư sang Mỹ và lớn lên ở New York. Ông cũng chính là người khai sinh ra trường phái đầu tư giá trị.

Năm 1914, sau khi vừa tốt nghiệp đại học, ông làm viêc tại một công ty môi giới ở phố Wall – Newburger, Henderson & Loeb với vai trò là một nhân viên thông tin. Năm 1926 Graham bắt tay cùng với một người cộng sự tên là Jerome Newman và thành lập nên Quỹ đầu tư Graham Newman Partnership.

Song song với việc đầu tư, cuối năm 1928, Graham trở về trường cũ của mình (trường Đại học Tổng hợp Columbia) làm giảng viên. Cũng từ công việc giảng viên này, Graham đã đào tạo ra nhiều nhà đầu tư nổi tiếng sau này, xuất sắc nhất phải kể đến Warren Buffett.

Học trò của Benjamin bao gồm: Warren Buffett , William J. Ruane, Irving Kahn, Walter J. Schloss và những người nổi tiếng khác. Warren Buffett đã từng mô tả ông là người có ảnh hưởng lớn thứ hai trong cuộc sống của mình.

Graham luôn ví von và dậy các học trò của mình hãy ghi nhớ “Nhà đầu tư khi phân tích thị trường cũng giống người đàn ông cư xử với vợ của mình vậy, không nên quá chú tâm nhỏ nhặt, trước mỗi sự việc diễn ra phải có cái nhìn bao quát và bình tâm đánh giá. Đối với thị trường cũng vậy, biết thu nhận cái gì, bỏ qua cái gì là kỹ năng của người chồng giỏi cũng là kinh nghiệm của nhà đầu tư giỏi”.

Trong suốt cuộc đời mình, ông có hai tác phẩm để đời là: Phân tích chứng khoán (Security Analysis, xuất bản năm 1934, viết cùng David Dodd) và Nhà đầu tư thông minh (The intelligent investor, xuất bản năm 1949, tái bản lần 4 của Jason Zweig vào năm 2003).

Không quá khi nói rằng “Phân tích chứng khoán” được coi như một cuốn kinh thánh cho mọi nhà đầu tư nghiêm túc kể từ lúc nó được phát hành. Trong cuốn sách, ông đã định nghĩa rõ ràng đầu tư và đầu cơ như sau: “Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng, có thể đảm bảo an toàn vốn và thu lời thỏa đáng. Tất cả những hoạt động không đáp ứng được những yêu cầu trên là đầu cơ “.

Nhắc tới những thành công trong đầu tư, phải kể đến việc ông đã giúp cho các khoản đầu tư của khách hàng đạt lợi nhuận lên đến 670% trong vòng nhiều năm liên tục. Để có được những thành tích đó, những lời khuyên cụ thể trong đầu tư mà ông chia sẻ như sau:

Nguyên tắc 1: Đương đầu với sự bất ổn và kiếm lợi từ đó

Đầu tư chứng khoán có nghĩa là đối phó với sự bất ổn. Thay vì tháo chạy lúc thị trường căng thẳng thì nhà đầu tư thông minh lại chào đón xu hướng suy giảm như cơ hội đầu tư tuyệt vời.

Graham minh họa điều này bằng hình ảnh tương tự “Ngài Thị trường”, đối tác kinh doanh tưởng tượng của mọi nhà đầu tư. Hàng ngày ‘Ngài thị trường” chào giá các nhà đầu tư hoặc để mua hoặc để bán cổ phần kinh doanh. Lúc thì thị trường bị quá khích bởi viễn cảnh kinh doanh và đưa ra mức giá quá cao, khi thì thất vọng bởi tương lai và đưa ra mức giá quá thấp.

Bởi thị trường chứng khoán có những cảm xúc tương tự nên bài học ở đây là bạn không nên để những quan điểm của “Thị trường” sai khiến những cảm xúc của riêng bạn, hoặc tệ hơn là định hướng cho quyết định đầu tư của bạn. Thay vì thế, bạn nên định hình phong cách tiên lượng về giá trị của riêng mình trên cơ sở kiểm chứng sự kiện một cách chắc chắn và hợp lý.

Hơn nữa bạn chỉ nên mua khi giá được chào có ý nghĩa và bán khi được giá. Ở một khía cạnh khác, thị trường đôi khi chao đảo bất thường, nhưng thay vì sợ hãi trước sự bất ổn bạn hãy sử dụng nó như một cơ hội để mua được giá hời và bán ra khi cổ phần của bạn được giá cao hơn giá trị thực.

Nguyên tắc 2: Tự biết mình thuộc loại nhà đầu tư nào

Graham khuyên các nhà đầu tư phải biết rõ cá tính đầu tư riêng của mình. Để minh họa cho điều này, ông phân biệt rõ những nhóm nhà đầu tư khác nhau tham gia trên thị trường. Nhóm chủ động và nhóm bị động.

Graham đề cập đến khái niệm chủ động cho những nhà đầu tư tấn công và bị động cho nhưng nhà đầu tư phòng thủ. Bạn chỉ có duy nhất một trong hai lựa chọn: hoặc là hãy cam kết nghiêm túc bằng thời gian và sức lực của mình để trở thành nhà đầu tư có hạng, biết cân bằng giữa lượng và chất của khảo sát thực tế với lãi suất mong đợi.

Nếu đây không phải là thế mạnh của bạn hãy bằng lòng chấp nhận mức lời bị động và thấp hơn nhưng với thời gian và công sức rất ít. Graham thay đổi quan niệm có tính hàn lâm từ trước tới nay là “rủi ro = lợi nhuận”. Đối với ông thì “công sức = lợi nhuận” mới đúng. Bạn càng bỏ ra nhiều công sức trong việc đầu tư bạn càng kiếm được nhiều lợi nhuận.

Theo ông, không phải tất thảy người chơi chứng khoán đều là nhà đầu tư. Graham tin rằng đánh giá phê phán ai còn xác định đâu là nhà đầu cơ hay nhà đầu tư. Sự khác nhau đơn giản là: một nhà đầu tư coi cổ phiếu như một phần công việc kinh doanh và người nắm giữ cổ phiếu là người chủ công việc kinh doanh đó, trong khi quan điểm của nhà đầu cơ xem đó như là trò chơi với những tờ giấy đắt tiền, không quan tâm đến giá trị thực. Đối với nhà đầu cơ, giá trị chỉ được xác định bởi giá do người nào trả giá cho tài sản đó. Graham chỉ ra rằng đầu cơ hay đầu tư cũng đều thông minh – miễn sao bạn chắc chắn hiểu chính mình sẽ làm tốt ở loại nào.

Nguyên tắc 3: Đánh giá cổ phiếu bằng khả năng sinh ra lợi nhuận

Theo nguyên tắc này, Benjamin Graham chỉ dẫn nhà đầu tư cách tính chỉ số lợi nhuận dự đoán của công ty. Các bước như sau:

  • Đánh giá lợi nhuận trung bình công ty trong thời gian năm năm, nhớ điều chỉnh những năm kinh doanh quá tốt và quá xấu.
  • Điều chỉnh chỉ số lợi nhuận nếu như có những thay đổi về cơ cấu tài chính của công ty trong năm hiện tại.
  • Nhân cho hệ số tối thiểu 8, tối đa 20.
  • Điều chỉnh chỉ số lợi nhuận này dựa vào việc so sánh nó với giá trị tài sản có của công ty. Quyết định đầu tư của nhà đầu tư thông minh sẽ tỷ lệ thuận với sự chênh lệch của chỉ số dự đoán lợi nhuận và giá của cổ phiếu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here