Bầu cử Tổng thống Mỹ và những rủi ro chính sắp tới với nền kinh tế toàn cầu

Official portrait of President Donald J. Trump, Friday, October 6, 2017. (Official White House photo by Shealah Craighead)

Nhiệm kỳ thứ hai của của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dẫn đến sự bất ổn chính sách gia tăng, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng trên toàn cầu và sự phục hồi kinh tế không ổn định của Trung Quốc vẫn là những rủi ro chính.

Chú thích ảnh

Theo Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược Thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng UOB ngày 24/7, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay đang là tâm điểm chú ý sau những diễn biến chính trị gần đây. Số phiếu thăm dò ý kiến dành cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rất cao sau Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa, diễn ra ngay sau khi ông sống sót sau vụ ám sát. Đảng Dân chủ cần nhanh chóng thống nhất một ứng cử viên mới sau khi Tổng thống Joe Biden ngừng nỗ lực tái tranh cử và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris.

Ông Heng Koon How cho rằng, có nguy cơ bất ổn chính sách gia tăng nếu ông Trump giành chiến thắng ở nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Viễn cảnh chiến thắng của ông Trump và tác động của nó đối với nền kinh tế Mỹ là rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt trong thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025. Hai rủi ro chính còn lại – lạm phát dai dẳng và sự phục hồi kinh tế không đồng đều của Trung Quốc – có mối liên hệ chặt chẽ với tình hình ở Mỹ. Những rủi ro này sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu thế giới chứng kiến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump.

Nhiệm kỳ thứ hai của Trump

Những thay đổi do ông Trump đề xuất về chính sách thuế, thương mại và nhập cư có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế, nhưng cũng có thể gây ra lạm phát – một mối lo ngại lớn trước tình trạng lạm phát dai dẳng ở Mỹ. Các khoản cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp được ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sẽ đến kỳ gia hạn vào năm 2025. Nếu tái đắc cử, ông Trump có thể sẽ gia hạn các khoản cắt giảm thuế này, làm gia tăng nhu cầu chi tiêu và dẫn đến lạm phát.

Về nhập cư, ông Trump đã đề xuất nhiều biện pháp hạn chế nhập cư và hồi hương những người nhập cư trái phép, dẫn đến lực lượng lao động được kiểm soát chặt chẽ hơn và có thể gây ra lạm phát. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục nếu ông Trump giành lại quyền lực, với kế hoạch tăng thuế thương mại lên tới 60% và áp dụng thuế thương mại phổ quát 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ. Ông Trump còn đề nghị thay thế thuế thu nhập bằng thuế quan thương mại, làm tăng đáng kể chi phí hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, dẫn đến lạm phát.

Một nhóm các nhà kinh tế đoạt giải Nobel do Joseph Stiglitz đứng đầu đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát từ các chính sách của cựu Tổng thống Trump. Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cũng cho rằng các chính sách của ông Trump có thể gây ra lạm phát và làm chậm tăng trưởng, dẫn đến lạm phát đình trệ.

Lạm phát dai dẳng

Lạm phát dai dẳng vẫn là mối lo ngại toàn cầu. Giá dầu thô đã tăng trở lại trên 85 USD/thùng do rủi ro địa chính trị ở Trung Đông và gián đoạn vận chuyển qua Kênh đào Suez. Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác cũng tăng trở lại, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát toàn cầu. Ở Mỹ và Australia, chi phí thuê nhà và nhà ở cao hơn cũng góp phần gây ra lạm phát dai dẳng.

Ở Đông Nam Á, các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay. Tình trạng lạm phát dai dẳng có thể kéo dài nguy cơ lãi suất duy trì “cao hơn trong thời gian dài hơn” và làm trì hoãn thêm việc cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chú thích ảnh

Sự phục hồi không đều ở Trung Quốc

Mục tiêu của ông Trump về việc tăng thuế thương mại với Trung Quốc sẽ cản trở sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế Trung Quốc. Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang phải trải qua quá trình tái cơ cấu nợ, doanh số bán nhà và giá nhà giảm, và các chỉ số sản xuất chính vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc yếu hơn dự kiến ở mức 4,7%, và dự báo GDP của Trung Quốc trong năm nay đã giảm xuống 4,9%.

Trung Quốc đang đối mặt với lạm phát gần bằng 0, cho thấy nhu cầu tín dụng và niềm tin tiêu dùng yếu. Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp kích thích để củng cố nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã nhắc lại cam kết theo đuổi “tăng cường hơn nữa các cải cách kinh tế”.

Tia hy vọng phía trước

Bất chấp những rủi ro tiềm ẩn, vẫn có những tín hiệu tích cực. Các biện pháp kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc có thể ổn định nền kinh tế và đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Ở Mỹ, thị trường việc làm dịu lại và lạm phát giảm dần có thể khiến Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2024 và đến năm 2025, hỗ trợ đà tăng trưởng của nước này.

Chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại toàn cầu đã chứng tỏ khả năng phục hồi bất chấp các biện pháp thuế quan từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán quỹ đạo tăng trưởng “gần như không thay đổi” cho nền kinh tế toàn cầu, với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới là 3,2% trong năm nay và 3,3% cho năm sau.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần nhận thức rõ những rủi ro chính sách tiềm ẩn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, tình trạng lạm phát toàn cầu và sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế Trung Quốc. Vàng sẽ là nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách gia tăng. Điều quan trọng là duy trì kỷ luật mạnh mẽ trong quản lý rủi ro, thận trọng trong các quyết định đầu tư và đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách phù hợp.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Mrs.Bích Thủy

  Hotline (zalo) :  09043 59 559 –  0914 051 216

Đăng ký www.dautuforex.vn  www.chienluocgiaodich.com để nhận các bản tin phân tích thị trường sớm nhất

Bạn muốn tham gia đầu tư với số vốn ít

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/DjHIyKI99MEyfmSm2

Bạn muốn mở tài khoản giao dịch DEMO

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/cYFFoxgcdo0AlrbU2

Bạn muốn tham gia các khóa đào tạo đầu tư

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

bạn muốn nhận robot giao dịch tự động

Đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/QIH523Fos1Mg1IA33

Bạn muốn đầu tư Binary Options kiếm tiền từng phút

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

Bạn muốn tham gia khóa đào tạo về Coin miễn phí

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/gBhJS3S3iw8kcEoN2

Bạn muốn nhận các tín hiệu giao dịch

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/lnl6jUbdKYN89Qk32

Bạn muốn nhận bộ tài liệu và sách Forex
đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/XCulwwBnwXFHtOuF2

Bạn muốn tìm hiểu về các loại coin

Đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/GEiTiSMvUogrZUUW2

Bạn muốn tham gia khóa học forex miễn phí hàng tuần

Đăng ký tại đây https://forms.gle/Dpdzs4YMsTgcvjTZ9

Tag : Đầu tư forex, đầu tư ngoại hối, cách đầu tư forex, phương pháp đầu tư forex, mở tài khoản giao dịch forex, forex là gì, đầu tư forex như thế nào, kinh nghiệm đầu tư ngoại hối, kinh nghiệm đầu tư forex, chiến lược giao dịch forex, phương pháp giao dịch forex, hệ thống giao dịch forex hiệu quả, khóa học forex miễn phí, học forex miễn phí, đầu tư forex bằng robot, robot giao dịch forex, robot forex, ea forex, Chơi forex, sàn forex, cách chơi forex, sàn forex uy tín, sàn giao dịch forex, có nên chơi forex, hướng dẫn chơi forex, sàn forex quốc tế, cách chọn sàn forex.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here